Hội chứng Female Athlete Triad con gái thường gặp khi tập gym

Với sự phát triển của thể thao hiện đại phụ nữ cũng có nhu cầu tham gia hoạt động thể hình để có vóc dáng mong muốn. Tuy nhiên, các hoạt động mạnh đòi hỏi hỏi phải tập luyện vất vả cùng với chế độ ăn không hợp lý khiến chị em dễ mắc phải vấn đề sức khỏe. Trong đó có hội chứng Female Athlete Triad, hãy cùng Dáng Việt tìm hiểu nhé!

Hội chứng Female Athlete Triad là gì?

Female Athlete Triad hay còn gọi là “tam chứng” bao gồm ba hội chứng thường gặp như: Mất cân bằng năng lượng, dẫn tới rối loạn ăn uống; rối loạn kinh nguyệt, thậm chí bị vô kinh và loãng xương.

Các hội chứng thường gặp của <yoastmark class=

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Female Athlete Triad

Mất cân bằng năng lượng

Nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng năng lượng là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng. Hầu hết các cô đều cố gắng giảm cân và vận động tập luyện quá sức. Việc ăn uống không theo khoa học và vận động mạnh này gây mất cân bằng năng lượng. Một vài người ăn theo một chế độ ăn giảm cân nào đó nhưng không hiểu rõ bản chất của nó, dẫn tới đi lệch hướng.

Các trường hợp trên gây ra tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể khi lượng năng lượng nạp vào luôn thấp hơn lượng tiêu thụ và không đủ dùng. Nếu các bạn nữ tiếp tục duy trì thói quen sinh hoạt như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý: chán ăn, không muốn tập luyện và gây ra rối loạn ăn uống.

Rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô kinh

Tập thể dục mạnh và không ăn đủ lượng calo có thể làm giảm các hormon điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả là mất cân bằng năng lượng kết hợp với rối loạn ăn uống sẽ làm gián đoạn các hoạt động của hệ nội tiết. Nội tiết tố nữ estrogen giảm gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyện hoặc vô kinh. Biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt là:

  • Trễ kinh: Chu kỳ kinh nguyệt của người các bạn nữ sẽ kéo dài hơn mức bình thường. Chu kỳ rơi vào khoảng 35 đến 36 ngày, thậm chí lâu hơn.
  • Vô kinh: Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, bạn gái sẽ hoàn toàn không có kinh nguyệt từ 3 đến 6 tháng. Nặng hơn thì còn có thể kéo dài lâu hơn nữa.

Tham khảo thêm:

Loãng xương

Từ việc mất cân bằng năng lượng, rối loạn ăn uống và rối loạn chức năng nội tiết. Estrogen trong cơ thể các bạn nữ sẽ thấp đi. Mức estrogen thấp và chế độ dinh dưỡng kém làm giảm lượng canxi và dẫn đến chứng loãng xương. Lúc này, khả năng lưu thông các chất trong máu bị giảm. Từ đó sức khỏe xương cũng giảm xuống theo. Do đó, chất lượng và độ chắc khỏe của xương sụt giảm và gây ra loãng xương.

Dấu hiệu của hội chứng Female Athlete Triad

  • Giảm cân
  • Không có kỳ kinh hay kinh không đều
  • Mệt mỏi và giảm khả năng tập trung
  • Gãy xương căng thẳng (gãy xương xảy ra ngay cả khi bạn không bị thương tích nặng)
  • Các thương tích khác
  • Vẫn tiếp tục ăn kiêng mặc dù đã giảm cân
  • Luôn lo lắng về lương thực và trọng lượng cơ thể
  • Thường xuyên đi vệ sinh trong khi ăn và sau khi ăn
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng
  • Tóc hoặc móng dễ gãy
  • Nhạy cảm với lạnh
  • Nhịp tim thấp và huyết áp
  • Nhịp tim bất thường và đau ngực
  • Bạn sẽ luôn thấy mệt mỏi và mất khả năng tập trung

Hậu quả của Female Athlete Triad

  • Không muốn giao tiếp và luôn muốn ăn một mình
  • Luôn cảm thấy khát dù ít vận động
  • Thường xuyên gặp stress
  • Rối loạn các chức năng phụ nữ
  • Đau mỏi cột sống, vùng đầu gối do bị loãng xương
  • Sinh hoạt bị xáo trộn

Giải pháp điều trị

Chế độ ăn uống

Khi điều trị hội chứng Female Athlete Triad, bạn nên tăng lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Duy trì chế độ ăn hợp lý cho đến khi khả năng ăn uống trở lại bình thường và lấy lại số cân nặng đã mất. Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D và Canxi thông qua các thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.

Tham khảo thêm:

Kế hoạch tập luyện

  • Giai đoạn cấp tính: Giới hạn lại các hoạt động thể chất, vận động và luyện tập ở mức độ vừa phải và hợp lý.
  • Giai đoạn phục hồi: Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, giới hạn các hoạt động thể chất, cải thiện sức khỏe thông qua các hoạt động nhẹ nhàng.
  • Giai đoạn trở lại: Khi khả năng ăn uống, chức năng sinh lý và tâm lý được hồi phục. Các bạn nữ hoàn toàn có thể quay lại tập gym. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế và kiểm soát được sức vận động của cơ bắp.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng Female Athlete Triad, hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website https://huanluyencanhan.com/ để được tư vấn và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và các bài tập vận động phù hợp. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)